
MẮM TÔM CHUA
Giá: 55.000VND Mắm tôm chua là một thứ nước chấm của miền Trung Việt Nam, đặc biệt là tại Huế, làm từ tôm rảo tươi ủ chua. Huế là nơi làm mắm tôm chua nổi tiếng. Khác với mắm tôm mặn có ...
More...!
MẮM RUỐC
Giá: 25.000VND Mắm ruốc là một dạng mắm làm từ ruốc (một loài tôm nhỏ thuộc chi Acetes). Tuy nhiên, màu sắc và mùi vị không giống với mắm tôm. Mắm ruốc không tanh bằng mắm tôm, có thể pha thêm n...
More...!
MẮM CÁ CƠM - THU
Giá: 50.000VND Cá cơm và cá Thu được chế biến thành nhiều món ngon như cá cơm (thu) kho tiêu, cá cơm kho sả ớt, cá cơm tẩm bột chiên giòn… và cả món mắm cái cá cơm thơm đượm hương vị xứ Đa...
More...!
MẮM DƯA DÌ CẨN
Giá: 55.000VND Mắm dưa DÌ CẨN được làm từ cá Cơm tươi và dưa Gang. Rất nhiều khách hàng nhầm lẫn với dưa mắm người miền nam.Món này được chế biến vừa ăn, không phải nêm nếm thêm, chỉ cần nấu cơ...
More...!MẮM RUỐC
Mắm ruốc là một dạng mắm làm từ ruốc (một loài tôm nhỏ thuộc chi Acetes). Tuy nhiên, màu sắc và mùi vị không giống với mắm tôm. Mắm ruốc không tanh bằng mắm tôm, có thể pha thêm nước khi làm nước chấm và có thể dùng làm gia vị khi nấu canh rau.
Mắm Ruốc Huế nổi tiếng, trở thành món truyền thống của xứ sở sông Hương núi Ngự. Dân nơi này có nghề đánh bắt và làm mắm ruốc từ rất lâu đời. Người ta đánh bắt ban ngày bằng mành ruốc. Còn ban đêm dùng ánh sáng đèn điện nhử con ruốc nổi lên mà vớt đổ lên thuyền. Ruốc ở đây sạch tinh, không bị pha tạp rác rưởi hay đổ xuống lẫn cát như trong bờ. Ruốc thường được dùng để làm mắm.
Mắm Ruốc: được chọn từ Ruốc tươi, to con đem xào sơ với một ít muối hạt. Để vài giờ cho ruốc ngấm muối rồi rải đều ra nong nia, sân xi măng thật sạch, phơi tãi chừng một giờ rồi cho vào cối đá quết thật nhuyễn với muối trắng mịn theo công thức 3 ruốc 1 muối. Xong, cho ra rổ rá, bên dưới có thau, chậu, xoong, nồi hứng nước ruốc rong xuống. Dặt dẽ cho bằng, rắc thêm một lớp mỏng muối bột, đậy vải, ni lông cho kín kẻo ruồi muỗi đẻ vào. Để chừng mươi ngày, mắm lên men chua, thấy ruốc từ màu tím bầm chuyển sang màu đỏ tươi và dậy mùi thơm là mắm đã chín, ăn được.
Muốn ruốc thật thơm ngon cần thêm gia vị. Gia vị chủ yếu của mắm ruốc là gừng, riềng giã nhỏ, vắt một ít nước chanh là vừa. Mắm ruốc để ăn không với cơm cũng ngon. Muốn chấm rau, cho thêm ít nước sôi hoặc nước cơm cho loãng ra là có một thứ nước chấm rất đặc trưng của vùng biển.
Thông dụng nhất ở Huế là mắm ruốc. Có câu hò rằng: “Con cu nó gáy cu cù … Cơm ăn nước ruốc béo thù lù suốt năm…”. Ruốc là một thứ mắm được làm bằng con khuyết, (một loại tép biển trong Nam gọi là con ruốc), khuyết rửa sạch để ráo giã hay chà thật nhuyễn mịn, ủ lại thành ruốc. Ruốc có màu nâu tím, vị ngọt. Trước đây khi chưa có bột ngọt, người ta thường dùng ruốc để thay bột ngọt, thức ăn sẽ có vị ngon ngọt hơn.
Ngày nay, Mắm Ruốc là thứ phụ liệu rất cần thiết trong tất cả các món ăn, nói văn hoa bay bướm thì Ruốc là thứ gia vị muôn điệu trong các thức ăn hằng ngày ở Huế. Đặc biệt với các loại canh rau; cá kho; bún bò; cơm hến; thịt chưng;... thì không thể nào thiếu món gia vị đặc trưng như Mắm Ruốc được. Nếu thiếu mùi vị của Ruốc, người sành ăn sẽ không cảm nhận hết được hương vị mặn mà vốn có - rất riêng của Mắm Ruốc đem lại trong món ăn.
Mắm ruốc Trí Trung (200g)
Giá Bán: 25.000VNĐ
Mắm Ruốc Dì Cẩn (300g)
Giá bán: 45.000VNĐ
MẮM CÁ CƠM - THU
Cá cơm và cá Thu được chế biến thành nhiều món ngon như cá cơm (thu) kho tiêu, cá cơm kho sả ớt, cá cơm tẩm bột chiên giòn… và cả món mắm cái cá cơm thơm đượm hương vị xứ Đà Thành.
Mắm cá cơm - thu Dì Cẩn
Giá bán: 50.000VNĐ
MẮM DƯA DÌ CẨN
Mắm dưa DÌ CẨN được làm từ cá Cơm tươi và dưa Gang. Rất nhiều khách hàng nhầm lẫn với dưa mắm người miền nam.Món này được chế biến vừa ăn, không phải nêm nếm thêm, chỉ cần nấu cơm trắng và lấy ra một chén nhỏ dưa và nước, ăn rất hao cơm… Hoặc ăn kèm thịt heo luộc và rau sống.
Món này cả ba miền Bắc, Trung, Nam rất thích, có nhiều khách hàng ghiền nặng. Doanh số bán cao trong tất cả các loại mắm…đặc biệt khách mua gởi đi nước ngoài rất tiện.

Mắm dưa
Giá bán: 55.000VNĐ
NƯỚC MẮM HẢO HẠNG

Có thể nói Việt Nam từ thời xa xưa đã là xứ sở của các loại mắm. Từ mắm nêm, mắm phệt, mắm ruốc, mắm tôm đến các loại mắm lóc, mắm sặt, khô mắm, khô mặn v.v... cho đến loại mắm đặc biệt là mắm nước thường được gọi là nước mắm. Nước mắm có thể làm từ cá sống, cá khô; hoặc từ cả các loại sò hến, tôm cua hoặc trái cây như quả điều khi làm nước mắm chay. Một số loại nước mắm được làm từ cá nguyên con, một số khác thì chỉ được từ tiết hay nội tạng cá. Một số loại nước mắm chỉ có cá và muối, một số khác có thể có thêm dược thảo và gia vị. Nước mắm lên men ngắn ngày có mùi tanh đặc trưng của cá. Quá trình lên men dài ngày sẽ giảm được mùi tanh và tạo ra hương vị mùi quả hạch và béo hơn.
Tại Việt Nam, các vùng miền duyên hải đều làm nước mắm. Nước mắm thường chủ yếu làm từ các loại cá biển (cá cơm, cá thu, cá nục v.v.) và rút chiết ra dưới dạng nước. Tùy theo độ đạm trong nước mắm mà người ta phân cấp độ (nước mắm cốt, nước mắm loại 1, nước mắm loại 2). Một số thương hiệu xuất xứ nổi tiếng của nước mắm có thể kể đến như Nước mắm Phan Thiết, nước mắm Trí Trung, Nước mắm Phú Quốc, Nước mắm Nha Trang, Nước mắm Cát Hải.
Chén nước mắm dùng chung giữa mâm cơm được coi là nét đặc trưng cho văn hoá chia sẻ trong ẩm thực Việt Nam.
Nước mắm Trí Trung (Chai 1l)
Giá Bán: 50.000VNĐ
Nước mắm Trí Trung ( Can 5l)
Giá bán lẻ: VNĐ
Nước mắm Trí Trung,nguyên chất 100% chai 500ml
Giá bán: 30.000 VNĐ
TƯƠNG BẦN ĐẶC SẢN HƯNG YÊN
Tương Bần hay Tương làng Bần, tương Bần Yên Nhân là tên gọi một loại tương được sản xuất tại Thị trấn Bần Yên Nhân, Mỹ Hào, Hưng Yên, Việt Nam. Đây được đánh giá là một trong những loại tương ngon của Việt Nam. Đặc trưng cho vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Hưng Yên có rất nhiều ẩm thực đặc sắc đã có tiếng vang lớn như nhãn lồng, chè sen long nhãn hay ếch om Phượng Tường, bún thang thế kỷ… tất cả đều là những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng cho cơ thể.
Nhắc đến Hưng Yên ai cũng biết đến món gia vị nổi tiếng tương bần. Để nói đến sự hấp dẫn của tương bần thì dân gian đã có câu:
“Cốm vòng, gạo tám Mễ Trì
Tương bần, húng Láng còn gì ngon hơn”
Tương bần được làm ở thôn Bần, xã Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên cách Hà Nội khoảng 25 km. Đây là làng nghề làm tương nổi tiếng đã có từ lâu đời. Để có bí quyết làm tương ngon thì công tác chuẩn bị nguyên liệu, kỹ thuật pha chế cùng công tác ủ là rất quan trọng. Theo nghệ nhân ở Yên Nhân truyền lại thì nguyên liệu làm tương gồm có gạo nếp, muối và đỗ tương.
Người ta dùng gạo nếp nấu thành cơm chín đều sao cho không bị nhão, để ráo rồi phơi ra nia, đảo đi đảo lại đều tay trong thời gian là 5 ngày. Đỗ tương rang, ngâm rồi cho vào bể ủ cùng gạo nếp đã chế biến như ở trên trong 7 ngày sao cho lên mốc vừa là được. Sau đó cho đỗ tương, gạo nếp, muối vào chum, ủ khoảng 2 tháng là ăn được. Đặc biệt ở chỗ tương ủ càng lâu càng ngon, sự hòa quyện của gạo nếp và đỗ tương tạo cho tương có màu vàng sánh thơm ngon vị ngọt, vị ngậy đặc trưng. Tương ủ khoảng 2 năm là tương ngon nhất.
Tương có thể dùng với các món ăn như: rau mống luộc chấm tương, cà dầm tương,cá kho, dê nướng, dê tái chín...Những ai đã từng thưởng thức món gia vị này thì khó mà quên được sự lôi cuốn, hấp dẫn mà nó mang lại, đúng như câu ca dao:
“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương…”
Có thể nói rằng, tương là một thứ nước chấm rất dân dã, được làm từ những nguyên liệu sẵn có ở địa phương và phổ biến tại các bữa ăn trong gia đình. Tuy nhiên, bằng những bí quyết gia truyền và kinh nghiệm được đúc kết từ bao đời nay, người làng Bần đã phát triển và nâng tầm vị thế của tương để tương Bần trở thành thức chấm hấp dẫn, mang đậm dấu ấn văn hóa ẩm thực truyền thống trong các bữa ăn của người Việt Nam.
Tương Bần Hưng Yên
Giá Bán: 20.000VNĐ
TƯƠNG ỚT CHƯNG

Tương ớt chưng, chất lượng tuyệt vời, thơm, ngon, đặc sản không thể thiếu, nhất là với cánh mày râu ;)
Giá Bán: 25.000VNĐ
RƯỢU THÓC NẬM PUNG - BÁT XÁT - LÀO CAI
Những năm gần đây, bên cạnh rượu San Lùng, huyện Bát Xát còn xuất hiện một số loại rượu cũng ngon không kém, trong đó có rượu thóc Nậm Pung.
Nói đến đặc sản rượu ở huyện Bát Xát, lâu nay người ta luôn nhắc đến rượu San Lùng - sản phẩm của đồng bào Dao ở thôn San Lùng (xã Bản Xèo) đã trở thành thương hiệu nổi tiếng cả nước. Mấy năm trở lại đây, bên cạnh rượu San Lùng, trên địa bàn huyện Bát Xát còn xuất hiện thêm một số loại rượu mới cũng ngon không kém, trong đó không thể không nhắc đến rượu thóc Nậm Pung.
Rượu thóc Nậm Pung do đồng bào dân tộc Dao đỏ ở xã Nậm Pung nấu. Cả xã Nậm Pung có gần 300 hộ dân với xấp xỉ 2.000 nhân khẩu thì dân tộc Dao đỏ chiếm 75% dân số. Hầu hết các hộ Dao đỏ ở đây đều có nghề nấu rượu lâu đời, trong đó nổi tiếng hơn cả là thôn Nậm Pung nằm ở trung tâm xã.
Rượu Nậm Pung trước đây được nấu chủ yếu bằng giống thóc của địa phương, nhưng hiện nay những giống thóc đó ít được trồng, vì năng suất thấp, nên đồng bào Dao đỏ dùng các loại lúa lai như: LC 70, LC 212, Nhị ưu 838 trồng thay thế.
Quá trình chưng cất rượu thóc Nậm Pung không có gì khác biệt lớn so với những loại rượu khác, chỉ có điều được nấu trên bếp lò đắp bằng đất trong gian bếp của đồng bào Dao đỏ tại xã. Cứ 50 kg thóc thì chưng cất được khoảng 20 lít rượu. Rượu nấu ra có nồng độ từ 47 đến 50 độ. Tuy có nồng độ cao, nhưng điều đặc biệt là rượu Nậm Pung có vị êm say, thơm, ngọt, dễ uống chứ không có vị nồng, đắng như rượu thóc ở một số nơi khác. Rượu không gây đau đầu, say cũng chỉ có cảm giác lâng lâng, đặc biệt càng ủ lâu ngày lại càng thơm ngon hơn…
Rượu thóc Nậm Pung ngon, có hương vị đặc biệt và sánh ngang với rượu thóc San Lùng bởi người Dao đỏ ở Nậm Pung qua hàng trăm năm sinh sống ở đây đã đúc rút ra được những bí quyết riêng trong nghề nấu rượu thóc. Thóc nấu rượu được trồng trên đất Nậm Pung. Men ủ rượu cũng phải là men do đồng bào làm từ nhiều loại thảo dược đặc biệt lấy từ trong rừng. Do Nậm Pung nằm ở độ cao trên 1.000 m so với mặt biển, điều kiện khí hậu trong lành, mát quanh năm với nhiệt độ trung bình khoảng 140C - 160C, biên độ dao động nhiệt trong ngày không lớn, đây là điều kiện lý tưởng để lên men rượu. Nguồn nước nấu rượu được dẫn về từ rừng già Phìn Hồ, Kin Chu Phìn, Tả Lèng… là yếu tố quan trọng mà thiên nhiên ban tặng cho Nậm Pung để nấu rượu mà không phải nơi nào cũng có. Ngoài ra, để rượu có hương vị đặc biệt, thì thóc ủ hay nước nấu rượu đều phải được đựng trong những thùng làm bằng gỗ pơ mu cổ thụ trên núi…
Trước đây, rượu thóc Nậm Pung chỉ để phục vụ cho nhu cầu của các gia đình tại địa phương. Hiện nay, đồng bào Dao đỏ ở Nậm Pung đã phát triển nghề nấu rượu thóc truyền thống này để trở thành hàng hóa, đem lại lợi ích kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Rượu thóc Nậm Pung, một đặc sản của đồng bào Dao đỏ Bát Xát đang dần chinh phục khách hàng khắp nơi, khẳng định chất lượng và vươn tới trở thành thương hiệu hàng hóa nổi tiếng cả nước.
Hiện nay, Món ngon - Miền Trung đã và đang giới thiệu, cung cấp tới quý khách hai loại rượu đặc biệt của núi rừng tây bắc này. Đảm bảo chất lượng, được chính tay người Dao Đỏ - Bát Xát - Lào Cai chưng cất, đảm bảo hương vị rất thơm, êm dịu dễ uống chứ không đắng chát như một số loại rượu khác. Say chỉ có cảm giác lâng lâng không gây đau đầu khó chịu. Dùng để uống hoặc ngâm thuốc hoặc làm quà biếu rất tốt.RƯỢU THÓC NẬM PUNG - SIM SAN LÀO CAI
Địa danh "Sim San" & "Nậm Pung" là hai xã vùng cao huyện Bát sát, Lào cai. Nơi đây sản xuất ra một loại rượu được ngâm ủ từ hạt thóc của đồng bào dân tộc Dao đỏ, đã làm nức lòng du khách gần xa. Rượu nấu ra có nồng độ từ 47 đến 50 độ. Tuy có nồng độ cao, nhưng điều đặc biệt là rượu "Nậm Pung" & "Sim San" có vị êm dịu thơm, ngọt, dễ uống chứ không có vị nồng, đắng như rượu thóc ở một số nơi khác. Dù có uống say cũng không bao giờ bị đau đầu mà chỉ có cảm giác lâng lâng rễ chịu. Đặc biệt rượu càng ủ lâu ngày lại càng thơm ngon hơn…
Sở dĩ rượu thóc "Nậm Pung" & Rượu thóc "Sim San" ngon có hương vị đặc biệt bởi người Dao đỏ ở "Nậm Pung" & "Sim San" đã trải qua hàng trăm năm sinh sống ở đây đã đúc rút ra được những bí quyết riêng trong nghề nấu rượu thóc. Thóc nấu rượu được trồng trên đất Nậm Pung. Men ủ rượu cũng phải là men do chính tay đồng bào làm từ nhiều loại thảo dược đặc biệt lấy từ trong rừng. Do Nậm Pung & Sim San nằm ở độ cao trên 1.000 m so với mặt biển, điều kiện khí hậu trong lành, mát quanh năm với nhiệt độ trung bình khoảng 140C - 160C, biên độ dao động nhiệt trong ngày không lớn, đây là điều kiện lý tưởng để lên men rượu. Nguồn nước nấu rượu được dẫn về từ rừng già Phìn Hồ, Kin Chu Phìn, Tả Lèng… là yếu tố quan trọng mà thiên nhiên ban tặng cho Nậm Pung để nấu rượu mà không phải nơi nào cũng có. Ngoài ra, để rượu có hương vị đặc biệt, thì thóc ủ hay nước nấu rượu hoặc rượu đã chưng cất ra đều nhất thiết phải được đựng trong những thùng làm bằng gỗ pơ-mu cổ thụ trên dẫy Hoàng liên.
Hiện nay, Món ngon - Miền Trung đã và đang giới thiệu, cung cấp tới quý khách hai loại rượu đặc biệt của núi rừng tây bắc này. Đảm bảo chất lượng, được chính tay người Dao Đỏ - Bát Xát - Lào Cai chưng cất, đảm bảo hương vị rất thơm, êm dịu dễ uống chứ không đắng chát như một số loại rượu khác. Say chỉ có cảm giác lâng lâng không gây đau đầu khó chịu. Dùng để uống hoặc ngâm thuốc hoặc làm quà biếu rất tốt.
- Rượu Nậm Pung 65.000/lít
- Rượu Sim San 80.000/lít